Ung thư phổi là loại ung thư bắt đầu từ phổi nhưng cũng có thể bị lây lan từ các cơ quan khác. Căn bệnh có tỷ lệ tỷ vong rất cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư xuất hiện khi các tế bào ở phổi tăng sinh một cách mất kiểm soát. Khi phát bệnh sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, để có thể nhận biết sớm căn bệnh này, trước tiên mọi người cần biết cấu trúc và chức năng của phổi.
Cấu trúc và chức năng của phổi
Cấu tạo phổi bao gồm 2 phần. Đó là phổi phải và phổi trái. Phổi phải có 3 phần được gọi là các thùy phổi. Phổi trái có ít hơn phổi phải 1 thùy. Chức năng chính của phổi chính là hấp thụ oxy và thải ra khí carbon dioxide.
Cụ thể, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ đi vào miệng, mũi rồi tới khí quản sau đó tới phổi. Tại đây, không khí sẽ được chia nhỏ theo các nhánh gọi là các tiểu phế quản. Ở cuối các tiểu phế quản có hình dạng giống như túi khí là các phế nang. Tiếp đến sẽ diễn ra việc loạt bỏ khí carbon dioxide khi bạn thở ra và hấp thụ oxy vào máu khi bạn hít vào.
Khi các tế bào ung thư phát triển ở phổi, bệnh sẽ gây ra một loại các dấu hiệu, triệu chứng điển hình.
Dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh ung thư phổi
Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra kịp thời. Tránh tình trạng chủ quan, dẫn đến bệnh nặng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết sớm:
Khó thở: Khi khối u xuất hiện ở phổi sẽ gây ra tình trạng chèn ép ở phổi dẫn đến hiện tưởng khó thở. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, tình trạng không quá nghiêm trọng nên thường bị người bệnh nhanh chóng bỏ qua.
Ho nhiều: Ho mặc dù là một trong các dấu hiệu điển hình của căn bệnh này nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Bởi, ho cũng có thể xuất phát từ một căn bệnh nào khác của đường hô hấp, hoặc đơn giản là bị cảm mạo.
Đau tức ngực: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh. Đau tức ngực thường xảy ra khi người bệnh ho hoặc hoạt động mạnh.
Sút cân đột ngột: Các tế bào ác tính phát triển sẽ gây ra một loạt hệ lụy sức khỏe. Sút cân đột ngột là một trong những hệ lụy đó. Vì thế nếu bị sút cân đột ngột bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Đờm có lẫn máu: Người bệnh thường xuyên xuất hiện tình trạng ho ra đờm có lẫn máu. Dù lượng máu ít hay nhiều mỗi lần ho thì bạn cũng nên cảnh giác với tình trạng ngày. Tốt nhất bạn nên đến gặp ngay bác sĩ và cho họ biết về tình trạng sức khỏe của mình.
Ngực to bất thường: Ngực to lên bất thường ở cả nam và nữ đều nguy hiểm như nhau. Lý do của tình trạng ngày là tế bào ung thư kích thích ảnh hưởng đến nội tiết tố.
Đau vai, cánh tay: Hiện tượng đau vai, đau cánh tay, bàn tay hoặc tình trạng tê tay cũng thường xuyên xuất hiện. Vì vậy, khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên bạn nên hết sức đề phòng.
Phân loại
Ung thư phổi gồm 2 loại là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư tế bào nhỏ.
1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Theo các chuyên gia y tế, ung thư không tế bào nhỏ chiếm khoảng hơn 80% ung thư phổi. Trong ung thư không tế bào nhỏ lại được chia ra thành các loại là ung thư biểu mô tế bào lớn, biểu mô tuyến, biểu mô tế bào vảy. Lý do vì sao ung thư không tế bào nhỏ lại được chia ra thành nhiều loại là do chúng được bắt đầu từ các loại tế bào phổi khác nhau. Tuy nhiên, vì có tiên lượng sống và hướng điều trị giống nhau nên được gộp chung vào nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ.
2. Ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm số lượng ít, chỉ khoảng 10-15%. Tuy chiếm số lượng ít nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm. Thực tế ghi nhận, khoảng 70-80% trường hợp ung thư tế bào nhỏ phát hiện bệnh khi đã ở vào giai đoạn muộn. Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh, tỷ lệ di căn lớn. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ phương pháp điều trị hiệu quả là xạ trị và hóa trị. Nhưng với ung thư phổi tế bào nhỏ, mặc dù đã được điều trị khỏi nhưng trong tương lai khả năng bệnh tái phát là rất cao.
3. Các loại khối u phổi khác
Ngoài hai loại chính như đã nêu ở trên thì tại phổi còn có một số loại khác như ung thư biểu mô tuyến, khối u carcinoid, khối u hamartomas, lympho và sarcoma…
Ung thư di căn phổi: Là những bệnh ung thư ở các cơ quan khác của cơ thể phổ biến như: vú, dạ dày, đạị tràng… nhưng bị các tế bào ung thư xâm lấn và di căn.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Để phát hiện ung thư phổi, ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu triệu chứng điển hình, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm một loạt các xét nghiệm, kiểm tra khác.
X-quang ngực: Chụp X-quang là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định để tìm kiếm các bất thường ở phổi. Qua hình ảnh chụp X-quang nếu thấy các bất thường bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiêm chuyên sâu khác.
Chụp CT scan: Chụp CT scan sẽ giúp cho bác sĩ có thể xác định được vị trí khối u, hình dạng, kích thước khối u. Ngoài ra, chụp CT scan còn có thể giúp bác sĩ tìm các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác như não, gan, thận…đã bị các tế bào ung thư tấn công.
Sinh thiết: Đây gần như là một phương pháp chỉ định bắt buộc nếu nghi ngờ có sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Nội soi phế quản: Nội soi phế quản có thể giúp bác sĩ tìm một số khối u hoặc tắc nghẽn trong đường dẫn khí lớn hơn của phổi, thường có thể được sinh thiết trong quá trình phẫu thuật.
Xét nghiệm tế bào đờm: Để xét nghiệm tế bào ung thư trong đờm người bệnh sẽ phải lấy mẫu đờm vào lúc sáng sớm trong 3 ngày liên tiếp. Xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra các khối u bất thường bắt đầu từ các đường dẫn khí chính của phổi.
Nội soi lồng ngực: Người bệnh khả năng cao sẽ bị dịch tụ màng phổi. Do đó, nội soi lồng ngực là cách tốt nhất để phát hiện và loại bỏ một phần chất lỏng để tìm xem nó có phải do ung thư lan đến niêm mạc phổi hay không?
Ai nên tầm soát ung thư phổi?
Ung thư là nỗi ám ảnh của nhiều người. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư. Nhất là các đối tượng dưới đây:
- Người lớn tuổi(độ tuổi trung niên trở lên)
- Người có tiền sử mắc bệnh suy giảm miễn dịch.
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
- Xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Đau vai gáy, tê tay, ho ra máu, tức ngực…
- Những ngành nghề nguy cơ: Giáo viên, MC…
Điều trị ung thư phổi như thế nào?
Tùy vào vị trí, kích thước, cũng như là mức độ di căn của các tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Những người bệnh bị ung thư phổi tế bào không nhỏ thì các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc đích… Còn đối với ung thư tế bào nhỏ thì thường được chỉ định hóa trị, xạ trị.
Vui lòng liên hệ tới số hotline Miễn Cước 1800969699 để được chuyên gia tư vấn tận tình.
Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư phổi.