Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư tụy xếp thứ 9 về tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh ít gặp tuy nhiên lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Để bảo vệ sức khỏe cho mình, mỗi người nên tự chủ động trang bị những kiến thức về ung thư tuyến tụy để có cách phòng tránh tốt nhất.

1. Ung thư tụy là gì?
Tụy là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa ở vùng thượng vị, nằm phía sau dạ dày. Ở người trưởng thành, độ dài tụy khoảng 15cm và rộng dưới 5cm. Tụy có hai chức năng chính là tiết ra men tụy hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non; tiết ra hormone insulin và glucagon để tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể.
Ung thư tụy xuất hiện khi các tế bào trong tụy phát triển bất thường, không theo trật tự và khó kiểm soát. Các tế bào ác tính này ngày càng gia tăng về số lượng, kích thước và xâm lấn đến cấu trúc xung quanh rồi lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư tuyến tụy được chia thành 4 giai đoạn:
- Ung thư tụy giai đoạn đầu: Các tế bào ác tính xuất hiện và phát triển, hình thành nên các khối u nhỏ có kích thước dưới 2cm nằm khu trú trong tuyến tụy. Giai đoạn này chưa có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh rất khó phát hiện.
- Ung thư tụy giai đoạn hai: Lúc này khối u đã tăng thêm về kích thước, từ 2 đến 4cm. Chúng bắt đầu xâm lấn đến các mô lân cận tuy nhiên mạch máu chưa bị ảnh hưởng.
- Ung thư tụy giai đoạn ba: Các khối u ngày càng to lên, đạt kích thước trên 6cm. Tế bào ung thư di căn tới hạch bạch huyết, xâm lấn mạch máu cũng như các cơ quan lân cận như dạ dày, lá lách hoặc ruột già
- Ung thư tụy giai đoạn cuối: Khối u có thể đạt mọi kích thước, di căn tới các cơ quan như màng bụng, gan, phổi,…
2. Dấu hiệu ung thư tuyến tụy
Không phải ngẫu nhiên mà ung thư tuyến tụy được mệnh danh là “ung thư tử thần” bởi ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư tụy rất mơ hồ, không có triệu chứng nào đặc biệt cả. Chỉ khi người bệnh nhận thấy những bất thường thường xuyên xảy ra trên cơ thể mới tiến hành thăm khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị. Các dấu hiệu thường gặp của ung thư tụy là:
– Vàng da là một trong những triệu chứng thường gặp ở người mắc ung thư tụy. Nguyên nhân có thể là do các khối u phát triển, làm tắc đường mật của gan gây nên vàng da liên tục, vàng mắt, ngứa ở chân và tay (đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân).

– Các cơn đau bụng thường xuyên xuất hiện. Ban đầu chỉ là những cơn đau thoáng qua ở vùng thượng vị nên dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày. Về sau đau thường xuyên hơn, thậm chí đau lan ra cả sau lưng. Các cơ đau không liên tục nhưng cảm giác đau tăng lên sau khi ăn hoặc nằm ngửa.
– Nước tiểu đổi sang màu vàng sẫm, đi ngoài ra phân sống, phân có màu nhạt hoặc nặng mùi cũng là một trong các dấu thường gặp ở người mắc ung thư tuyến tụy.
– Sụt cân: Các khối u lan sang các cơ quan khác và làm suy giảm chức năng của các cơ quan này, gây khó khăn trong tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng thấp và kén ăn.
– Đầy hơi, chướng bụng, ăn không có cảm giác ngon miệng. Khi ở các giai đoạn cuối, tế bào ung thư xâm lấn đến dạ dày, tạo áp lực lên vùng bụng khiến người bệnh dễ cảm thấy đầy bụng mặc dù ăn rất ít, thậm chí không muốn ăn.
– Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn: Khối u phát triển sẽ chèn ép một số bộ phận của đường tiêu hóa làm xuất hiện triệu chứng này.
– Tắc ruột: Ung thư tuyến tụy phát triển khiến các khối u ép vào phần đầu của ruột non, làm ngăn chặn sự lưu thông của thức ăn từ dạ dày vào ruột.
3. Nguyên nhân ung thư tụy
Hiện nay y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân ung thư tụy. Tuy nhiên, các chuyên gia tìm ra một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư tụy như: Thường xuyên sử dụng chất có cồn; tiếp xúc với môi trường độc hại; do di truyền hay một số bệnh lý mãn tính ở tụy,… Cụ thể là:
– Tiền sử gia đình: Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 10-15% các ca bệnh ung thư tụy liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình từng có người mắc ung thư tụy hoặc ung thư vú, ung thư buồng trứng,…có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn người khác.
– Một số bệnh lý mãn tính ở tụy như đái tháo đường, xơ nang tụy, viêm tụy,…đều có nguy cơ khiến người bệnh mắc ung thư tụy.
– Giới tính/ Tuổi tác: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư tụy cao gấp 3 lần so với nữ giới. Đồng thời những người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) được xếp vào nhóm đối tượng thường mắc ung thư tụy.

– Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: Các chất độc hại có trong thuốc lá hay các chất kích thích là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư tụy.
– Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại mà không sử dụng đồ bảo hộ đạt chất lượng sẽ gây nên tình trạng rối loạn trao đổi chất, các tế bào ác tính có cơ hội phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Ngoài ra còn một số yếu tố như béo phì, lười vận động, mắc các bệnh lý như xơ gan, tiểu đường,…là nguyên nhân suy giảm chức năng hoạt động của tuyến tụy, gây ung thư tụy.
Ung thư tụy là căn bệnh nguy hiểm bởi đa số bệnh nhân sau khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật vẫn có tiên lượng sống thấp và tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá cao. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, cần thường xuyên quan tâm đến sức khỏe, xây dựng lối sống khoa học và không bỏ qua các dấu hiệu bất thường vì chúng có thể là triệu chứng cảnh báo tuyến tụy đang gặp nguy hiểm.
4. Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Tụy
Các kết quả kiểm tra trên sẽ xác định giai đoạn ung thư tụy. Giai đoạn được xác định bằng kích thước của khối u và phạm vi di căn. Việc điều trị ở từng giai đoạn thường kết hợp các phương pháp dưới đây:
Phẫu thuật
Đối với ung thư tụy giai đoạn đầu không có di căn sang các bộ phận khác (có thể cắt bỏ được), cơ hội chữa khỏi tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ ung thư. Phẫu thuật có thể theo các phương pháp sau:
- Phẫu thuật Whipple – cắt bỏ đầu tụy, tá tràng, đường mật, túi mật
- Phẫu thuật cắt tụy xa – cắt bỏ thân và đuôi tụy +/- lá lách
- Phẫu thuật cắt bỏ tụy hoàn toàn – cắt bỏ toàn bộ tụy, tá tràng, đường mật, túi mật, lá lách
Đôi khi, phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng ngay cả khi ung thư không thể cắt bỏ được (giảm nhẹ) vì nó có thể làm tắc đường mật và dạ dày.

Hóa trị/Xạ trị
Hóa trị là phương pháp điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân ung thư tụy không cắt bỏ được. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng phổ biến làm phương pháp điều trị triệt để sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc trước khi phẫu thuật với hy vọng sẽ làm khối u co nhỏ lại. Các loại hóa trị có thể ở dạng viên hoặc dạng truyền tĩnh mạch. Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị hướng thẳng tới khối u.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư là phương pháp điều trị ung thư hiện đại nhất hiện nay. Liệu pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đã được một số bệnh viện hàng đầu Việt Nam áp dụng. Xem thêm Liệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư Tokyores1000 tại https://tokyores1000.com/san-pham-ho-tro-dieu-tri-ung-thu