Nguyên Nhân Ung Thư Vú – Ung Thư Vú Có Di Truyền Không?

1. Nguyên nhân ung thư vú

Theo GLOBOCAN, ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai trên toàn cầu; đâu là nguyên nhân ung thư vú khiến căn bệnh trở nên phổ biến tới vậy?

Khi xét riêng nữ giới, ung thư vú dễ dàng trở thành mối nguy hiểm lớn nhất với tỉ lệ mắc bệnh lên tới 24,2%. Tức là cứ 4 ca ung thư trên bệnh nhân nữ thì ung thư vú chiếm 1 ca.

Một số nguyên nhân ung thư vú được đưa ra:

Nhiều lời đồn được đưa ra như do thức đêm, dùng điện thoại nhiều, uống café,…

Viện Nghiên cứu Ung thư (ICR) tại Anh Quốc đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài tới 10 năm được thực hiện trên 102.869 phụ nữ để tìm ra câu trả lời chính xác. Kết quả là sau khi phân tích các thông số từ loại hình công việc, độ tuổi, số giờ làm việc, yếu tố thai kỳ,… của trên 100.000 phụ nữ làm việc đêm. Có thể khẳng định nguyên nhân ung thư vú không do thức khuya.

Sự thật là cho tới nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được nguyên nhân ung thư vú là từ các tế bào mang gen sai lệch gây ra sự tăng sinh mất kiểm soát và phá hủy quy luật cân bằng giữa sinh – tử tế bào trẻ – già được xuất phát từ các ống tuyến vú và tiểu thùy tuyến vú.

2. Nguyên nhân ung thư vú có thể thay đổi ngay hôm nay!

Có thể chia các yếu tô nguy cơ làm hai loại:

  • Loại có thể thay đổi, xóa sổ ngay lập tức.
  • Loại không thể thay đổi.

Thừa cân, béo phì: làm tăng sinh hormonr estrogen từ đó gia tăng nguy cơ ung thư vú.

Thức uống chứa cồn và chế độ ăn nhiều chất béo xấu: các gốc tự do gây độc, các acid béo xấu,… là những nguyên nhân làm tăng sự oxy hóa tế bào và gây đột biến gen, dẫn đến ung thư.

Tiếp xúc với phóng xạ: rõ ràng các tia phóng xạ không hề thân thiện với cơ thể con người và là yếu tố biến đổi chuỗi ADN trong tế bào làm đột biến gen. Do vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với phóng xạ như hạn chế tia cực tím. Hạn chế chụp xquang khi không cần thiết.

3. Những nguyên nhân ung thư vú không thể thay đổi cần đề cao cảnh giác

3.1. Yếu tố tuổi tác

Các nghiên cứu thống kê, phụ nữ từ 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú ngày càng tăng:

  • Từ 40÷50 tuổi, có 1/68 người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Tỉ lệ này tăng lên 1/42 trong lứa từ 50 đến 60 tuổi
  • Tỉ lệ này tăng lên 1/28 đối với phụ nữ 60-70 tuổi.
  • Đối với phụ nữ trên 70 tuổi, khả năng được nâng nhẹ lên 1/26 và 1/24 đối với người trên 80 tuổi.

Một thống kê khác cho thấy, 77% ca ung thư vú mới được chẩn đoán mỗi năm gặp ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.

Như vậy, phụ nữ trên 50 tuổi cần định kỳ tầm soát ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng.

3.2. Yếu tố giới tính

Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh ung thư vú gấp 100 lần nam giới! Chênh lệch này liên quan tới lượng mô vú khác nhau giữa nam và nữ.

Tuy tỉ lệ mắc ung thư vú ở phái mạnh là rất nhỏ. Nhưng điều đó không có nghĩa là đàn ông không thể mắc ung thư vú. Chưa kể, ung thư vú  đang có xu hướng gia tăng ở nam giới.

3.3. Yếu tố hormone

Estrogen đôi khi lại chính là nguyên nhân ung thư vú do kích thích hình thành tế bào u.

Nữ giới dậy thì sớm, mãn kinh muộn. Hay phụ nữ có con muộn, vô sinh thì nguy cơ ung thư vú gia tăng.

Những phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế sau mãn kinh (HRT) mà trong đó cần sử dụng kết hợp estrogen và progestin hoặc các bạn nam chuyển giới phải trải qua giai đoạn tác động hormone cũng nhận nguy cơ tương tự.

Theo thống kê đánh giá cho thấy cứ 1000 phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế sau mãn kinh thì 19 người bị chẩn đoán ung thư vú. Khả năng này gia tăng theo thời gian sử dụng, nhưng tin vui là nó sẽ trở về bình thường sau 5 năm bệnh nhân ngừng liệu pháp.

3.4. Yếu tố gen và di truyền

BRCA1 và BRCA2 bất thường là nguyên nhân ung thư vú trực tiếp trên 5-10% ca chẩn đoán. Con số này nâng lên 72% với gen BRCA1 và 69% với gen BRCA2 ở phụ nữ từ 80 tuổi trở lên.

Bình thường, BRCA1 và BRCA2 có tác dụng ngă ngừa khối u phát triển. Tuy nhiên do quá trình đột biến gen gây lỗi hoặc được di truyền sẵn từ thế hệ trước mà gây ra biến đổi chức năng và gây hại.

Gen TP53 và CHEK2 cũng có liên quan tới tăng khả năng mắc ung thư vú.

Như vậy, ung thư vú có thể di truyền.

Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng:

  • Thứ di truyền là gen đột biến mang mầm bệnh
  • Không phải ai mang gen bệnh thì đều phát triển thành các tính trạng bên ngoài của ung thư vú. Khả năng này chỉ là 5-10%

Vì thế, gia đình có người mắc ung thư vú chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nó không chắc chắn 100% sẽ di truyền.

Cơ sở xác định ung thư vú đang di truyền:

  • Gia đình có anh chị em ruột hay bố mẹ bị ung thư vú trước tuổi 50
  • Trong gia đình có trên 2 người mắc bệnh

Cách chính xác nhất để xác định là làm xét nghiệm gen.

3.5. Yếu tố tiền sử ung thư

Những người có tiền sử ung thư vú thì có nguy cơ tái phát ở phần ngực còn lại. Bệnh nhân mắc loại ung thư khác cũng có khả năng dẫn tới ung thư vú cao hơn bình thường.

Vậy làm thế nào xác định bản thân mang các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân ung thư vú nói trên?

Đầu tiên tìm hiểu cách nhận biết triệu chứng ung thư vú và khám ngực ở nhà. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, tới ngay các trung tâm y tế để tầm soát ung thư vú một cách đầy đủ và chuẩn xác hoặc liên hệ tới tổng đài 1800.96.96.96 (miễn cước) để được các chuyên gia ung thư tư vấn trực tiếp.

Bên cạnh đó, nâng cao sức đề kháng và sử dụng các thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư cũng là điều cần làm ở người mới có yếu tố nguy cơ hoặc đã thể hiện bệnh.

Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm Tokyo Res 1000 từ nguồn dược liệu Hanabiratake quý hiếm với nhiều ưu việt:

  • Tiêu diệt tế bào ung thư từ mầm mống bệnh để phòng ngừa ung thư vú.
  • Ức chế sự phát triển của khối u và di căn mà không làm ảnh hưởng tới tế bào lành.
  • Tăng cường đề kháng nâng cao miễn dịch.
  • Giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

Hiện sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng tại Nhật Bản và được lưu hành tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Tokyo Res 1000 được nhập khẩu nguyên hộp để đảm bảo giữ trọn tinh túy chất lượng Nhật phục vụ cho sức khỏe người Việt thông qua hợp đồng độc quyền của Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc. Xem thêm về sản phẩm và tìm mua tại đây.

Link tham khảo: https://www.mdanderson.org/cancer-types/breast-cancer.html