Ung Thư Có Lây Không?

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Theo số liệu của Globocan, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này mà nhiều người không khỏi lo lắng và thắc mắc rằng: “Liệu bệnh ung thư có lây không?”. Bởi khi sống và sinh hoạt chung cùng với những người bệnh ung thư, họ lo sợ mình cũng có thể bị lây nhiễm và mắc căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu rõ và làm sáng tỏ thắc mắc trên!

1. Ung thư là gì?

Nhiều người nghĩ ung thư là một căn bệnh, nhưng thực ra không phải vậy. Ung thư là tên gọi chung của nhóm bệnh, hiện nay có tới hơn 100 loại ung thư.

Các tế bào trong cơ thể chúng ta đều có những nhiệm vụ nhất định. Các tế bào bình thường phân chia một cách có trật tự. Các tế bào sinh mới được sinh ra và thay thế các tế bào già cũ.

Ung thư là khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào ung thư liên tục phát triển và tạo ra các tế bào mới và lấn át các tế bào bình thường. Sự phát triển bất thường của các tế bào thường tạo thành một khối các tế bào ác tính (khối u). Chúng gây bệnh tại nơi được tạo thành và cũng có thể di chuyển khỏi (di căn) vị trí phát triển ban đầu để xâm chiếm các mô khác của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Có hơn 100 loại ung thư (bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư di căn, và nhiều loại khác). Nếu bạn có một số triệu chứng và dấu hiệu sau đây, sẽ hợp lý khi liên hệ với bác sĩ của bạn và cho bác sĩ biết bạn quan tâm:

  • Các khối u, vết sưng bên dưới da
  • Các vết loét không lành trên da
  • Tinh hoàn thay đổi (tăng trưởng bất thường hoặc khối lượng)
  • Vú có u cục hoặc vùng da thay đổi
  • Phân lỏng hoặc đi ngoài ra máu
  • Các vết loét sẽ không lành
  • Ho dai dẳng và/hoặc khó thở
  • Khó nuốt, thay đổi giọng nói
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Suy nhược, mệt mỏi kéo dài
  • Đau dai dẳng (nhức đầu liên tục, đau bụng, khó chịu ở ngực)
  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đầy hơi và/hoặc sưng vùng bụng bất thường
  • Khó tiêu dai dẳng, buồn nôn và/hoặc nôn

Có nhiều xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ của bạn có thể thực hiện để đánh giá các triệu chứng cụ thể của bạn.

3. Ung thư có lây không?

Ung thư xảy ra do sự phá hủy hoặc đột biến trong gen tạo nên các tế bào đột biến. Nếu các tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể của một người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi chúng có thể phát triển và lan rộng.

Không giống như các bệnh gây ra bởi vi khuẩn hoặc vi-rút truyền nhiễm, ung thư không thể lây theo bất kỳ cách nào sau đây:

  • Hôn hoặc sử dụng chung đồ dùng hoặc bàn chải đánh răng…
  • Quan hệ tình dục (được bảo vệ hoặc không được bảo vệ)
  • Tiếp xúc với máu của người bị ung thư
  • Chạm vào người bị ung thư da
  • Hít thở không khí mà người bị ung thư đã thở ra

Y học hiện đại đã chứng minh ung thư hoàn toàn không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

4. Ung thư có thể lây qua đường nào?

Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức – Viện trưởng Nghiên cứu Phòng chống ung thư, hơn 80% nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố môi trường tác động đến cơ thể. Những yếu tố này gây ra sự tổn thương gen, tuy nhiên ung thư không phải là một bệnh có tính di truyền.

Chỉ có khoảng dưới 10% nguyên nhân gây bệnh là do các gen đột biến có sẵn trong cơ thể, tỷ lệ di truyền qua thế hệ là 50%. Tuy nhiên, không phải ai có gen cũng có thể mắc bệnh, điều này còn phụ thuộc vào lối sống và các yếu tố nguy cơ gặp phải.

Có một số bằng chứng cho thấy ung thư có thể lây lan qua cấy ghép nội tạng nếu hệ thống miễn dịch yếu. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp xảy ra, bởi trước khi cấy ghép người hiến tặng sẽ phải kiểm tra sức khỏe toàn diện để đảm bảo không có gen đột biến.

Ngoài ra, nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư có thể tăng lên nếu bạn tiếp xúc với vi khuẩn hoặc vi-rút truyền nhiễm như Papillomavirus ở người (HPV),… Dưới đây là một số loại vi-rút truyền nhiễm đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư:

  • Papillomavirus ở người (HPV): Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Hai chủng 16 và 18 chiếm tới 70% tỷ lệ gây bệnh.
  • Viêm gan B và C: Là những vi-rút có thể lây nhiễm và gây tổn thương gan.
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Làm suy yếu hệ thống miễn dịch theo thời gian. Điều này khiến cơ thể dễ bị ung thư hơn vì các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào T mất khả năng chống lại các tế bào ung thư.
  • Virus Epstein-Barr (EBV): Lây nhiễm qua đường nước bọt nên còn được gọi là bệnh của nụ hôn (The kissing disease), virus EBV cũng có thể lây qua chất bài tiết của đường sinh dục.
  • Vi khuẩn Helicobacter (H.Pylori): Là một loại vi khuẩn đường ruột có thể gây loét dạ dày nếu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đường ruột.

Ung thư là bệnh do sự đột biến gen gây ra. Vậy nên ung thư không thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh, cũng không thể lây lan qua bất cứ con đường nào. Nguy cơ mắc bệnh chỉ tăng lên khi cơ thể nhiễm một số loại vi khuẩn, vi-rút nêu trên.

5. Cách để phòng tránh ung thư

Mặc dù không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể ngăn ngừa được, nhưng duy trì một lối sống lành mạnh có thể phòng tránh được ung thư. Dưới đây là một số cách đơn giản trong cuộc sống giúp chúng ta có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư:

5.1. Không hút thuốc

Chắc hẳn ai cũng biết hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư. Thậm chí những người hít phải khói thuốc thụ động còn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Hàng loạt các loại bệnh ung thư gây ra bởi khói thuốc như: ung thư vòm họng, thực quản,… Do đó, không hút thuốc là biện pháp ngăn ngừa ung thư không những cho bản thân mà còn là cho những người xung quanh.

5.2. Hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn

Sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư gan, thực quản, ung thư trực tràng,… Đặc biệt, khi một người vừa hút thuốc, vừa sử dụng đồ uống có cồn thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

5.3. Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư

Nhiều căn bệnh ung thư có thể được chữa khỏi nhờ chẩn đoán và phát hiện sớm. Do đó, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm bệnh. Khi đó các tế bào ung thư có thể chưa phát triển quá mức và chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác.

5.4. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin

Một số loại bệnh ung thư sẽ không xảy ra nếu cơ thể không mắc phải những loại vi khuẩn, vi- rút truyền nhiễm. Vì cậy việc tiêm phòng vacxin đầy đủ đóng quan trọng trong việc phòng tránh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư gan…

5.5. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Một số loại hóa chất cũng là yếu tố nguy cơ khiến gen bị thay đổi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo người lao động nên sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại hay tiếp xúc với hóa chất.

5.6. Rèn luyện thể dục thường xuyên

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: người thường xuyên rèn luyện thể dục mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trung bình, người trưởng thành nên luyện tập khoảng 150 phút/tuần với những bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ,…

5.7. Chế độ ăn lành mạnh

Ăn nhiều loại hoa quả, rau giàu chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nên tránh và hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, giảm lượng đường… Thay vào đó là các loại thực phẩm có chứa đường và chất béo tự nhiên và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

5.8. Sử dụng hàng ngày các sản phẩm giàu Beta glucan giúp chống ung thư

        Beta glucan được chứng minh tác dụng chống ung thư qua hàng ngàn nghiên cứu. Các tác dụng của Beta glucan đối với ung thư:

–      Beta glucan có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do mạnh gấp nhiều lần curcumin, lycopene. Ngăn cản quá trình đột biến gen, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.

–      Điều hòa hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tăng cường khả năng xác định và phá hủy tế bào lạ của đại thực bào.chô

–      Liên kết với bề mặt của kháng thể, đại thực bào, tế bào NK giúp tăng cường hoạt động của chúng. Tế bào NK là nhân tố quan trọng trong kiểm soát sự phát triển của khối u.

Beta glucan có trong các loại thực phẩm như nấm men, vỏ cám của hạt yến mạch, tảo biển, nấm linh chi, nấm hương,…Đặc biệt, beta glucan có nhiều nhất với hàm lượng cao nhất, lên tới 43% trong 1 loại nấm quý hiếm, được các nhà khoa học đặt tên là Nấm miễn dịch.

Ở Nhật Bản, nấm miễn dịch được gọi là nấm Hanabiratake, là một loài nấm quý hiểm, chỉ mọc ở những vùng núi cao trên 1.000m so với mực nước biển, rất khó tìm kiếm và khai thác.

Năm 2001 các nhà khoa học Nhật Bản tại Công ty Katsuragy đã khai phát và trồng thành công giống nấm quý hiếm này.

Năm 2016, Công ty Katsuragi Sangyo được Nhật Bản cấp bằng sáng chế cho công nghệ lên men lactic KLB-1 để làm giàu làm lượng beta Glucan có trong nấm Hanabiratake lên 47,6%.

Năm 2019, công nghệ này tiếp tục được Mỹ cấp bằng sáng chế và được FDA cấp chứng nhận NDI, cho phép lưu hành tại Mỹ.

Từ nguồn nguyên liệu nấm hanabiratake được lên men lactic giàu Betaglucan, Công ty Katsuragi đã sản xuất thành công gói cốm Tokyo Res-1000 giúp phòng chống ung thư và tăng cường miễn dịch cho các bệnh nhân ung thư, nhất là sau các đợt hóa xạ trị để phòng ngừa tái phát và di căn

Xem thêm thông tin chi tiết về nấm Hanabiratake: Tại đây