Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Phổi

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh ung thư phổi và chẩn đoán

1. Yếu tố nguy cơ

Triệu chứng bệnh ung thư phổi thường rất mờ nhạt ở giai đoạn đầu và chỉ biểu hiện rõ khi bệnh nhân đã sang giai đoạn muộn. Ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư khác phát sinh do đột biến tế bào. Có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Hiểu được điều này mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa, hạn chế các yếu tố nguy cơ (có thể):

1.1. Nguy cơ theo độ tuổi

Trước đây ung thư phổi thường gặp ở lứa tuổi trên 50. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hoá. Thống kê cho thấy một bộ phận không nhỏ người trẻ tuổi mắc bệnh.

1.2. Tiền sử gia đình

Cùng môi trường sinh sống, ảnh hưởng lối sống của nhau sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh:

  • Nếu một người có anh, chị em ruột mắc bệnh thì cũng có nguy cơ bị bệnh là 82%
  • Con số này giảm xuống 25-37% khi có bố mẹ bị bệnh.

1.3. Thói quen không lành mạnh, tiếp xúc môi trường độc hại:

1.3.1. Hút hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá:

  • Hút thuốc lá không chỉ có nguy cơ ung thư phổi mà còn nhiều loại ung thư khác ví dụ ung thư vòm họng. Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 15 ÷ 30 lần so với người bình thường.
  • Nguy cơ cao hay thấp phụ thuộc vào lượng thuốc lá sử dụng cũng như thời gian hút thuốc.
  • Không chỉ người hút thuốc lá. Người hít phải khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người bình thường.

1.3.2. Tiếp xúc với khí radon

Theo thống kê, khí radon (kết quả phân huỷ uranium trong đất, đá) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người không hút thuốc là thứ hai ở người hút thuốc.

1.3.3. Phơi nhiễm hoá chất độc hại do đặc thù nghề nghiệp, môi trường tiếp xúc

Hoá chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi: dung môi hữu cơ, phẩm màu, hoá chất pha sơn, thuốc trừ sâu, khí thải diesel. Chúng liên quan tới các nghề nghiệp như công nhân xay dựng, nông dân, thợ cơ khí, thợ hàn.

1.3.4. Ô nhiễm không khí

Theo thống kê có khoảng 5% số ca tử vong ung thư phổi là do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khi do nhiều lí do khác nhau:

  • Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá: khí thải, khói bụi từ khu công nghiệp, phương tiện giao thông.
  • Đốt nhiên liệu rắn.
  • Chế biến đồ ăn ở nhiệt độ cao, sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật.

1.3.5. Tiếp xúc với bức xạ

Bức xạ do xạ trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

1.3.6. Tiền sử mắc các bệnh về phổi

Người có tiền sử bị xơ hội, viêm phổi, viêm phế quản, lao đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

2. Cảnh báo triệu chứng bệnh ung thư phổi

2.1. Các triệu chứng bệnh ung thư phổi do xâm lấn tại chỗ, tại vùng:

  • Ho lâu ngày không khỏi và càng ngày càng nghiêm trọng. Ho ra máu hay đờm, trong đờm lẫn màu màu rỉ sét.
  • Đau tức vùng ngực, đau tăng lên khi ho, cười hoặc hít thở sâu.
  • Viêm nhiễm đường hô hấp thường xuyên tái phát. Tràn dịch màng phổi.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Giảm sút cân không rõ lí do, chán ăn nhạt miệng. Bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi toàn thân.
  • Hội chứng Horner:
  • Sụp hoặc yếu một mí mắt
  • Co đồng tử trong cùng một mắt
  • Không có mồ hôi hoặc giảm tiết ở cùng một bên mặt
  • Hội chứng Pancoast Tobias: khối u có thể gây đau vai, tay.
  • Triệu chứng do khối u chèn ép: khàn tiếng, khó nuốt

2.2. Triệu chứng bệnh ung thư phổi di căn

  • Di căn xương: đau bả vai, đau lưng
  • Di căn não, tủy sống: mất kiểm soát thăng bằng. Đau đầu, chóng mặt, tê yếu tay chân.
  • Di căn gan: gây hiện tượng vàng mắt hay vàng da

2.3. Triệu chứng bệnh ung thư phổi – hội chứng cận ung thư

Hội chứng hay gặp như:

  • Hội chứng tăng tiết kháng lợi niệu
  • Hội chứng tăng tiết ACTH
  • Hội chứng Lambert-Eaton
  • Hội chứng phì đại xương khớp đặc biệt là các ngón tay chân
  • Hội chứng carcinoid

3. Chẩn đoán bệnh qua triệu chứng bệnh ung thư phổi và các xét nghiệm:

3.1. Thăm khám lâm sàng:

  • Khám phổi nghe thấy âm thanh bất thường
  • Các hạch bạch huyết mở rộng
  • Sụt cân bất thường không rõ lí do
  • Phì đại khớp ngón tay, chân

3.2. Xét nghiệm không chẩn đoán:

  • Xét nghiệm chức năng phổi: đo dung tích phổi có thể xác định khối u cản trở hô hấp
  • Xét nghiệm máu: phát hiện bất thường sinh hóa do ung thư phổi, gợi ý sự lan rộng của khối u.

3.3. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X quang ngực không có giá trị chẩn đoán ung thư phổi. Cần phải làm thêm các xét nghiệm khác. Trên hình ảnh thấy có khối u hay hạch bạch huyết lan rộng.
  • Chụp cắt lớp CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp PET: Có giá trị chẩn đoán ung thư phổi. Quan sát được giải phẫu khối u ở giai đoạn sớm.

3.4. Các chất chỉ điểm u:

Giúp chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát hay thứ phát do di căn.

3.5. Lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh ung thư phổi

  • Nội soi phế quản và sinh thiết
  • Nội soi trung thất
  • Sinh thiết kim qua da
  • Nội soi lồng ngực

3.6. Các xét nghiệm xác định bệnh ung thư phổi di căn:

  • Chụp CT bụng: Xác định ung thư phổi di căn sang bụng.
  • Chụp MRI não: Xác định ung thư phổi di căn lên não
  • Chụp xương: Xác định ung thư phổi di căn vào xương
  • PET: tìm kiếm vị trí ung thư phổi di căn tới.

3.7. Chẩn đoán phân biệt và xác định

Xét nghiệm cận lâm sàng chụp CT hay xquang có nghi ngờ ung thư phổi. Bệnh nhân được tiến hành sinh thiết phổi để kết luận bệnh.

Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu. Đồng thời lại không có triệu chứng đặc hiệu. Do đó bệnh nhân dễ dàng bỏ qua triệu chứng và giai đoạn vàng chữa bệnh. Lời khuyên, nên định ký khám 3-6 tháng/lần để tầm soát bệnh.

4. Học cách người Nhật chiến đấu với bệnh ung thư phổi:

Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ ung thư rất cao, nam là 54% và nữ là 41% do chịu ảnh hưởng của phóng xạ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vì ung thư ở quốc gia này chỉ dừng lại ở con số 26% ở nam và 16% ở nữ. Theo số liệu thống kê năm 2015, tỷ lệ sống trên 5 năm của các bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc là 36.9%, trong khi tỉ lệ này ở Nhật là hơn 70%. Một trong những bí quyết của người dân Nhật Bản đó chính là thói quen ăn thảo dược thường xuyên. Có rất nhiều nguồn dược liệu quý hiếm với hàm lượng cao Beta-glucan với tác dụng tăng cường miễn dịch và ức chế khối ung thư trong đó Hanabiratake là dược liệu có hàm lượng Beta-glucan cao nhất lên tới 43% khối lượng thô.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu thành công công nghệ lên men lactic độc quyền duy nhất trên thế giới giúp làm giàu hàm lượng Beta-glucan Hanabiratake lên tới 47.6%. Và mới đây Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia được nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Tokyo Res 1000 nguồn dược liệu Hanabiratake quý hiếm lên men lactic KLB-1. Sản phẩm này hứa hẹn sẽ mang thêm hi vọng kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân ung thư Việt Nam.

Tokyo Res 1000 đồng hành cùng bệnh nhân ung thư:

Sản phẩm cũng đã được chứng minh hiệu quả tiền lâm sàng, lâm sàng dưới các nghiên cứu khoa học, chịu sự theo dõi và đánh giá nghiêm ngặt bởi các Tổ chức Y tế Nhật Bản.

Tokyo Res 1000 đã được nhập khẩu nguyên hộp và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành để mang lại giải pháp tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng cho các bệnh nhân ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư khác

Tài liệu tham khảo:https://benhvienungbuouhanoi.vn/kien-thuc-ung-thu-1/ung-thu-phoi-dau-hieu-nhan-biet-va-cac-phuong-phap-chan-doan.html