Giới Thiệu Trung Tâm Nghiên Cứu Katsuragi Sangyo

Không thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thực vật phong phú nhưng những tài nguyên thiên nhiên luôn được bảo tồn và phát triển một cách khoa học – đó chính là một trong những đức tính quý báu của con người Nhật Bản. Nấm được coi là thực phẩm tinh túy của mùa thu và được phát triển mạnh mẽ tại Nhật. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về một trung tâm nghiên cứu nấm lâu đời của Nhật Bản với truyền thống 32 năm xây dựng và phát triển – trung tâm nghiên cứu Katsuragi Sangyo

Lịch sử hình thành trung tâm Katsuragi Sangyo

            Rời bỏ vị trí giám đốc ngân hàng để bắt đầu với nông nghiệp – đó chính là câu chuyện của người sáng lập trung tâm nghiên cứu Katsuragi Sangyo – ông Masahide Kubo. Từ bỏ một vị trí cao tại ngân hàng với mức lương nhiều người mơ ước, ông Masahide Kubo đã đi học thêm đại học nông nghiệp Nhật Bản và bắt đầu lại từ những công việc của một người nông dân. Tinh thần dám thay đổi và vượt ra khỏi vùng an toàn của ông Masahide xuất phát từ mong muốn tìm thấy mục đích thực sự của cuộc đời mình và tạo ra một sản phẩm đặc biệt cho ngành nông nghiệp Nhật Bản. Và ông đã bắt tay vào công việc của một người nông dân trồng nấm thực sự. Sau một thời gian dài nỗ lực học tập và làm việc cần mẫn tại trang trại trồng nấm, ông Masahide Kubo  đã sáng lập ra trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm Katsuragi Sangyo vào tháng 06 năm 1987 tại thành phố Hashimoto tỉnh Wakayama.

Các giai đoạn phát triển của trung tâm Katsuragi Sangyo

            Với kim chỉ nam là phát triển nông nghiệp dựa vào khoa học kĩ thuật, tháng 07/1990 sau 3 năm ra đời, Katsuragi Sangyo đã thành lập phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về môi trường, dinh dưỡng và các chủng giống nấm.

Năm 1992, Katsuragi bắt đầu khai phát hệ thống trồng nấm. Để đảm bảo điều kiện khí hậu, nhiệt độ độ ẩm phù hợp với điều kiện sinh trưởng của mỗi loại nấm, hệ thống tưới nước và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tự động đã được trang bị tại Katsuragi Sangyo giúp kiểm soát điều kiện phòng trồng nấm mọi lúc.

Năm 2001 Katsuragy Sangyo công bố trồng thành công giống nấm quý hiếm Hanabiratake bằng công nghệ khoa học.

Năm 2006, Katsuragy Sangyo hợp tác với các trường đại học Y Dược tại Nhật để nghiên cứu hoạt tính sinh học và tác dụng của nấm Hanabiratake, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư.

Năm 2016 Katsuragy Sangyo được Nhật Bản cấp bằng sáng chế độc quyền số 5893772 cho công nghệ lên men khuẩn Lactobacillus trên nấm Hanabiratake để tạo ra chủng Lactobacillus paracasei KLB-1

Năm 2017, 2018 Lactobacillus paracasei KLB-1 liên tục được FDA cấp chứng nhận New Dietary Ingredient (NDI) và cấp phép lưu hành tại Mỹ

Năm 2019, Katsuragy Sangyo được Mỹ cấp bằng sáng chế Patent số US00PP30282P3

Trong 32 năm xây dựng và phát triển, Katsuragi Sangyo đã đăng ký được 13 bằng sáng chế cho nấm Bunashimeji, Eryngii, Shiitake, Hanabiratake, nấm Shiitake của Hàn Quốc. Và thành tựu lớn nhất của Katsuragi Sangyo chính là trồng thành công nấm Hanabiratake và nghiên cứu ra công nghệ lên men độc quyền lactic nấm Hanabiratake với vi khuẩn Lactobacillus paracasei KLB-1.

Những nỗ lực bảo tồn các chủng giống nấm quý hiếm từ tự nhiên

            Nhằm lưu giữ và tìm kiếm từ tự nhiên những chủng giống nấm có giá trị dinh dưỡng cao cũng như tác dụng dược lý tốt, ông Masahide Kubo đã cử nhân viên của mình đi sưu tầm tất cả các giống nấm từ khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Cho đến nay, trung tâm Katsuragi Sangyo đã sở hữu bộ sưu tập nguồn gen của hầu hết các giống nấm tại Nhật Bản. Bắt đầu từ tự nhiên, nghiên cứu và phát triển để canh tác các giống nấm tốt trên quy mô công nghiệp, nấm canh tác nhân tạo từ Katsuragi Sangyo đã trở thành nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe của rất nhiều người dân Nhật Bản.

Nấm Hanabiratake lên men lactic KLB-1- thành tựu khoa học nổi bật của Katsuragi Sangyo, được Mỹ, Nhật cấp bằng sáng chế độc quyền

            Trong các loại nấm mà Katsuragi nghiên cứu và canh tác, Hanabiratake chính là niềm tự hào lớn lao nhất của ông Masahide Kubo và các nhà khoa học nơi đây. Nấm Hanabiratake có tên khoa học là Sparassis crispa là loại nấm ký sinh trên thân gỗ và rễ của các loại cây lá kim. Nó mọc ở những vùng núi cao trên 1000m so với mặt nước biển, là loại nấm rất quý hiếm và là loại nấm duy nhất được lưu trữ tại bảo tàng thiên nhiên và con người Nhật Bản.

            Hanabiratake là loại nấm có hàm lượng Beta-glucan cao nhất trong các loại nấm quý Nhật Bản giúp tăng cường miễn dịch. Hàm lượng beta-glucan trong nấm Hanabiratake cao hơn cả so với các loại nấm Phellinus, Reishi, Agaricus. Tuy nhiên thời điểm đó chưa có bất cứ trang trại và trung tâm trồng nấm nào tại Nhật Bản có thể trồng thành công giống nấm này. Vì thế, trồng thành công nấm Hanabiratake sẽ là một cơ hội ngàn vàng nhưng đồng thời cũng là rủi ro rất lớn vì không ai dám chắc họ sẽ trồng thành công.

Những khó khăn thách thức khi canh tác nấm Hanabiratake

            Nấm Hanabiratake không thay đổi hình thái kể từ thời cổ đại khoảng 97 triệu năm trước. Không có bất cứ tài liệu nào nói về môi trường nuôi cấy, canh tác giống nấm này. Vì thế, Các nhà khoa học tại Katsuragi Sangyo phải nỗ lực rất nhiều. Họ bắt đầu từ sưu tầm giống nấm, phân lập mẫu mô, thu bào tử nấm để gieo trồng đến việc nghiên cứu môi trường dinh dưỡng, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm. Và đến năm 2001, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Katsuragi Sangyo đã trở thành đơn vị đầu tiên tại Nhật Bản trồng thành công nấm Hanabiratake.

            Sau một thời gian cung cấp ra thị trường như là một thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, Katsuragi Sangyo đã nhận được những phản hồi ngoài mong đợi về tác dụng của nấm Hanabiratake từ người tiêu dùng như: nấm Hanabiratake giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, giảm tình trạng dị ứng, viêm khớp, cảm cúm,… Nhận thấy những tác dụng dược lý tốt của Hanabiratake, năm 2006 trung tâm Katsuragi Sangyo đã hợp tác với các trường đại học y dược tại Nhật Bản để nghiên cứu và đưa ra những bằng chứng khoa học chứng minh cho các tác dụng nêu trên. Đặc biệt tác dụng ức chế phát triển khối u đã được khẳng định qua các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật.

Công nghệ giúp nâng tầm giá trị nấm Hanabiratake

 Các nhà khoa học tại Katsuragi Sangyo đã nâng tầm giá trị nấm Hanabiratake bằng công nghệ lên men lactic độc quyền tại Nhật Bản. Công nghệ lên men lactic vi khuẩn Lactobacillus paracasei KLB-1 nấm Hanabiratake đã giúp làm giàu hàm lượng Beta-glucan từ 43% đến 47.6% trọng lượng chất khô. Quá trình lên men còn làm tăng 32% hàm lượng acid amin thiết yếu, không thiết yếu và sản sinh ra các chất mới có hoạt tính sinh học kháng u gồm ergosterol và silent estrogen. Hiện nay, nấm Hanabiratake lên men lactic KLB-1 đã được sản xuất thành dạng thực phẩm chức năng đặc biệt được sử dụng cho bệnh nhân ung thư giúp ức chế sự phát triển của khối u, ngăn ngừa tái phát, di căn. 

Với những bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng trên bệnh nhân ung thư, nấm Hanabiratake lên men lactic KLB-1 đã được  lưu hành tại Nhật và nhiều quốc gia khác trên thế giới như Đức, Anh, Hàn Quốc, Mỹ.

            Sứ mệnh của Katsuragi Sangyo là cung cấp những sản phẩm giúp duy trì và tăng cường sức khỏe cho người dân Nhật Bản trên cơ sở có đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh. Chính nguyên tắc này đã giúp Katsuragi Sangyo trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển nấm uy tín hàng đầu Nhật Bản, các sản phẩm của Katsuragi đã vượt qua biên giới Nhật Bản trở thành sản phẩm lưu hành toàn cầu.

Nấm miễn dịch Sparassis crispa – tinh hoa y học Nhật Bản, vũ khí mới chống lại căn bệnh ung thư