Hóa Trị Trong Điều Trị Ung Thư

Hóa Trị Trong Điều Trị Ung Thư

1. Mục tiêu hóa trị trong điều trị ung thư

Hóa trị ngoài điều trị khỏi bệnh ung thư thì còn nhằm nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh cũng như thể trạng người bệnh:

1.1. Điều trị khỏi bệnh: Chữa bệnh có thể là mục tiêu điều trị. Tuy nhiên, mất nhiều năm để biết liệu bệnh ung thư đã thực sự được chữa khỏi hay chưa. Tế bào ung thư bị tiêu diệt, biến mất và không tái phát trong vòng 5 năm bằng các xét nghiệm hiện có thì được coi là bệnh ung thư được chữa khỏi.

1.2. Kiểm soát bệnh

Nếu việc chữa khỏi là khó khăn thì hóa trị có thể giúp kiểm soát bệnh. Hóa chất được sử dụng để thu nhỏ hay ngăn chặn khối u phát triển, lan rộng. Tình trạng bệnh ung thư sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt hơn, kéo dài thời gian sống.

Hóa trị giúp kiểm soát ung thư như một bệnh mãn tính nếu không chữa khỏi được hoàn toàn. Trường hợp ung thư quay trở lại thì hóa trị có thể được sử dụng một lần nữa.

1.3. Giảm nhẹ

Khi ung thư ở giai đoạn tiến triển, tế bào ung thư tăng kích thước và xâm lấn di căn. Hóa trị có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm áp lực chèn ép của khối u lên các cơ quan trong cơ thể.

2. Cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư của hóa trị

Tế bào ung thư cũng phân chia theo chu kỳ tế bào. Tuy nhiên quá trình phân chia không thể kiểm soát. Khả năng hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn sự phân chia tế bào. Nếu các tế bào ung thư không thể phân chia, chúng sẽ chết.

Thông thường, thuốc hóa trị làm hỏng ADN, ARN. Đây là thông tin di truyền giúp nhiễm sắc thể, tế bào phân chia. Hóa trị có thể tiêu diệt theo cơ chế gây ra quá trình tự chết của tế bào.

Thuốc hóa trị hướng tới tiêu diệt các tế bào ở giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành tế bào mới trong chu kỳ tế bào. Các tế bào ung thư có xu hướng hình thành tế bào mới nhanh hơn các tế bào bình thường nên thuốc hóa trị có khả năng tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, thuốc hóa trị không có phân biệt và chọn lọc được tế bào ung thư và tế bào bình thường. Tế bào bình thường cũng bị hư hại cùng tế bào ung thư dẫn tới nhiều tác dụng phụ. Vì thế, bác sĩ cần tìm sự cân bằng giữa tiêu diệt tế bào ung thư để chữa trị, kiểm soát bệnh với việc loại bỏ tế bào bình thường để giảm tác dụng phụ

3. Hóa trị được chỉ định với tác dụng:

  • Bổ trợ cho phẫu thuật hay xạ trị thông qua thu nhỏ kích thước khối u.
  • Liệu pháp bổ trợ sử dụng sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
  • Sử dụng khi ung thư đã di căn sang các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể hoặc khi ung thư quay trở lại.

Do đó, hóa trị có thể là sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu thuật, xạ trị.

4. Các nhóm thuốc hóa trị

Các nhóm thuốc hóa trị phân loại dựa theo cơ chế tác dụng lên tác cả các giai đoạn hoặc đặc hiệu với một giai đoạn nhất định của chu kỳ phân bào. Các nhóm thuốc còn khác nhau về cấu trúc hóa học, cơ chế tác dụng và mối liên hệ với thuốc khác. Các nhóm thuốc chính gồm có:

4.1. Thuốc kiềm hóa

Các tác nhân kiềm hóa làm hỏng ADN ngăn sự sinh sản của tế bào ung thư. Hoạt động ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào nên được sử dụng điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau. Bao gồm ung thư phổi, vú và buồng trứng, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh Hodgkin. Thuốc này làm hỏng ADN nên ảnh hưởng đến tủy xương tạo ra các tế bào máu mới. Số ít trường hợp dẫn tới bệnh bạch cầu.

4.2. Thuốc chống dị ứng

Các chất chống dị ứng can thiệp vào sự sao chép của ADN, ARN làm ảnh hưởng giai đoạn nhiễm sắc thể sao chép dẫn tới hỏng tế bào. Thuốc chống dị ứng thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng và đường ruột.

4.3. Kháng sinh chống khối u

Kháng sinh chống khối u tác động đến ADN trong tế bào ung thư để ngăn ARN được tổng hợp, ngăn tế bào phát triển, nhân lên. Anthracyclin là kháng sinh chông khối u can thiệp vào các enzym liên quan đến quá trình sao chép ADN. Anthracyclin sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư. Một số kháng sinh không phải anthracyclin như: Actinimycin-D, Bleomycin,…

4.4. Thuốc ức chế Topoisomerase:

Enzym giúp tách chuỗi ADN để chúng có thể sao chép.

4.5. Thuốc ức chế phân bào

Nhóm khác: hoạt động theo cơ chế khác cơ chế kể trên.

5. Kế hoạch điều trị hóa trị

Bác sĩ chuyên khoa ung thư sau quá trình xét nghiệm, chẩn đoán quyết định lựa chọn hóa trị liệu trong quá trình điều trị sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể. Lựa chọn loại thuốc, kết hợp thuốc, liều lượng, cách sử dụng, tần suất và thời gian điều trị. Quyết định dựa trên loại ung thư, vị trí, kích thước khối u, tình trạng di căn, cân nhắc sức khỏe tổng thể của người bệnh và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác của người bệnh.

Các loại thuốc khác nhau có cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư khác nhau. Vì vậy, phối hợp các loại thuốc có thể giúp tiêu diệt nhiều tế bào ung thư hơn và giảm khả năng kháng một loại thuốc nào đó. Tuy nhiên, bệnh ung thư có thể được điều trị bằng một loại thuốc hóa trị duy nhất hoặc sử dụng theo một thứ tự nhất định.

Lựa chọn được loại thuốc nhưng vấn đề liều lượng cần cẩn trọng. Các thuốc hóa trị là những thuốc mạnh có phạm vi khá hẹp về độ an toàn và hiệu quả của liều. Liều quá thấp sẽ không đủ tiêu diệt khối u. Liều cao có thể gây tác dụng phụ đe dọa tính mạng người bệnh. Bác sĩ cần tính toán liều lượng chính xác. Liều lượng thuốc có thể tính toán theo trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, một số yếu tố cũng cần cân nhắc:

  • Người cao tuổi
  • Béo phì
  • Thuốc khác đã sử dụng
  • Đã hoặc đang điều trị bằng xạ trị
  • Số lượng tế bào máu thấp
  • Bị bệnh về gan, thận
  • Có tình trạng dinh dưỡng kém

Hóa trị được tiến hành trong một khoảng thời gian đều đặn có tính chu kỳ. Bệnh nhân ung thư sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc theo phác đồ. Mỗi thuốc được sử dụng theo lịch trình tận dụng tối đa tác dụng tiêu diệt khối u. Sau đó, chu kỳ có thể lặp lại sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Thời gian này để cơ thể và tế bào lành phục hồi do tác dụng phụ hóa trị gây ra. Đôi khi, lịch trình sẽ thay đổi cho phù hợp tình trạng và thể trạng người bệnh.

6. Tác dụng phụ của hóa trị

Thuốc hóa trị tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh trong đó có tế bào ung thư và một số tế bào lành. Thuốc đi khắp cơ thể nên các tế bào khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng gây ra tác dụng phụ. Tế bào tạo máu trong tủy xương, nang lông, tế bào trong đường tiêu hóa, hệ thống sinh sản là tế bào phát triển nhanh cũng sẽ bị tổn thương do hóa trị. Một số hóa chất làm hư hại tế bào trong tim, thận, bàng quang, phổi và hệ thần kinh.

6.1. Tác dụng phụ thường gặp khi điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu:

  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Buồn nôn và nôn
  • Sụt cân
  • Dễ bị nhiễm trùng do số lượng bạch cầu thấp
  • Thiếu máu do suy giảm số lượng hồng cầu
  • Dễ bị chảy máu, bầm tím do số lượng tiểu cầu giảm
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Vấn đề đường tiêu hóa, viêm loét miệng lưỡi, niêm mạc
  • Vấn đề đường ruột táo bón hoặc tiêu chảy
  • Vấn đề thần kinh như tê bì chân tay,ngứa ran, đau cơ bắp
  • Vấn đề sinh sản, ảnh hưởng tới nhu cầu ham muốn cũng như chức năng tình dục
  • Da khô, thay đổi màu sắc
  • Vấn đề nhận thức, sức khỏe tâm thần: thay đổi tâm trạng, sự tập trung
  • Thay đổi nước tiểu, vấn đề về thận

Không phải bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Có tác dụng phụ biến mất khá nhanh, một số thì sau vài tháng hoặc nhiều năm. Tổn thương có thể lâu dài, kéo dài suốt đời cho tim, phổi, thận hoặc cơ quan sinh sản khi điều trị thời gian dài. Hóa trị có thể xuất hiện ung thư thứ hai sau nhiều năm điều trị. Tác dụng phụ có thể nói là không thể tránh khỏi gây ra cho bệnh nhân ung thư cảm giác khó chịu, đau đớn và cảm giác lo lắng khi gặp phải các tác dụng phụ. Bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc giúp giảm tác dụng phụ cho người bệnh.

6.2. Nếu gặp tác dụng phụ sau cần gặp bác sĩ điều trị như:

  • Sốt cao từ 38 đô C trở lên
  • Chảy máu hay bầm tím không rõ lí do
  • Phát ban, phản ứng dị ứng, sưng miệng, cổ họng, ngứa dữ dội, khó nuốt
  • Ớn lạnh
  • Đau ở vị trí tiêm hóa chất
  • Khó thở
  • Tiêu chảy kéo dài, nôn mửa
  • Xuất hiện mãu lẫn trong nước tiểu hay phân

7. Giải pháp cho bệnh nhân ung thư

Nhật bản được biết đến với nhiều loại thảo dược nổi tiếng về hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Trong đó có nguồn dược liệu Hanabiratake quý hiếm có tên khoa học là Sparassis cripa với hàm lượng beta glucan chiếm tới 40% trọng lượng thô đã được chứng minh  tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ức chế khối u

Tác dụng phụ của hóa trị luôn khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy kiệt. Nhu cầu cần thêm các loại thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tác dụng phụ luôn cần thiết để bệnh nhân ung thư đủ sức vượt qua các đợt hóa xạ trị để theo đuổi phác đồ điều trị của bác sĩ.

Từ nhu cầu đó, tập đoàn dược phẩm Katsuragi Sangyo ứng dụng công nghệ lên men độc quyền KLB-1 nhờ vi khuẩn Lactobacilus paracasei giúp nâng hàm lượng beta-glucan lên 47,6% và đưa vào sản phẩm Tokyo Res 1000.

Ngoài thành phần Beta glucan hàm lượng cao từ nguồn dược liệu quý hiếm, Tokyo Res được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng ung thư di ăn, tái phát hiệu quả.

Sản phẩm cũng đã được chứng minh hiệu quả tiền lâm sàng, lâm sàng dưới các nghiên cứu khoa học chịu sự theo dõi và đánh giá nghiêm ngặt bởi các Tổ chức Y tế Nhật Bản.

Tokyo Res 1000 được coi là một giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường miễn dịch, giúp người bệnh vượt qua nỗi ám ảnh hóa trị để chiến đấu với bệnh tật.

Hiện sản phẩm đã được nhập khẩu nguyên hộp và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem thêm thông tin sản phẩm Tokyo Res 1000 tại đây

Link tham khảo: https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/treatment-types/chemotherapy.html