Bệnh Ung Thư Xương

Ung thư xương – căn bệnh hiếm gặp với nguy hiểm khôn lường

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương có thể khởi phát từ bất kỳ vị trí nào trong hệ thống xương.

1.1. Tổng quan hệ thống xương người:

Hệ thống xương người trưởng thành được tạo thành từ 206 xương. Xương cho phép mọi người đứng thẳng và gắn vào các cơ, cho phép di chuyển.

Xương được kết nối với nhau bằng các dải mô cứng, gọi là dây chằng.

Sụn ​​bao phủ và bảo vệ các khớp nối xương khớp với nhau.

Xương rỗng và chứa đầy tủy xương, là những mô xốp, màu đỏ tạo ra các tế bào máu. Vỏ xương là phần cứng, bao bọc bên ngoài của xương. Xương bao gồm Collagen – là một mô mềm, xơ và canxi photphat – một khoáng chất giúp làm cứng và củng cố xương.

ung thu xuong minh hoa

1.2. Ung thư xương:

Ung thư bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong xương thay đổi. Chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính.

  • U ác tính: có thể di căn xâm lấn thông qua phá huỷ vỏ xương, xâm nhập vào máu. Sau đó xâm lấn sang các cơ quan khác.
  • U lành tính: Không di căn xâm lấn. Tuy nhiên có thể tăng kích thước dẫn đến gãy xương, yếu xương.

2. Phân loại ung thư xương

Ba loại ung thư phổ biến thường gặp là:

  • Ung thư xương ác tính (Osteosarcoma): là loại ung thư phổ biến nhất, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào xương chưa trưởng thành thường hình thành mô xương mới. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì khi này cấu trúc cơ xương khớp phát triển mạnh, là thời điểm dễ xảy ra các bất thường. Các tế bào ung thư thường bắt đầu ở cánh tay, chân hoặc xương chậu.
  • Ung thư mô liên kết (Ewing sarcoma): cũng là loại phổ biến. Bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, thường xuất hiện nhiều ở ngực, cánh tay, chân, xương chậu và xương sống.
  • U xương sụn ác tính (Chondrosarcoma) thường bị ở cánh tay, chân hoặc xương chậu, thường gặp ở người trên 40 tuổi.

3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân gây ung thư vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời cụ thể. Và ung thư xương cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư xương:

  • Di truyền học: Những người có tiền sử Sarcomas trong gia đình, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố nguy cơ hiếm gặp.
  • Xạ trị: Những người đã điều trị bức xạ cho các bệnh khác có nguy cơ mắc ung thư xương cao hơn tại nơi điều trị bức xạ.
  • Hóa trị: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư có thể làm phát sinh ung thư di căn. Trong đó có ung thư xương.
  • Khối u lành tính hoặc mắc các bệnh về xương khác: Các bệnh xương không ung thư khác, chẳng hạn như loạn sản sợi, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

4. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những người bị ung thư xương có thể gặp các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau đây. Đôi khi, những người bị ung thư xương cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào. Hoặc nguyên nhân của một số triệu chứng có thể là một tình trạng bệnh khác không phải là ung thư.

Khi một khối u xương phát triển, nó ảnh hưởng tới mô xương khỏe mạnh và có thể phá hủy nó, gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau đớn: Các triệu chứng sớm nhất của ung thư xương là đau và sưng nơi có khối u. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi hết. Sau đó nó có thể trở nên nghiêm trọng và thường xuyên suất hiện hơn sau đó. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi di.
  • Sưng khớp và cứng khớp: Khối u ở gần hoặc trong khớp có thể khiến khớp sưng và trở nên mềm hoặc cứng hơn. Khiến người bệnh bị hạn chế di chuyển và luôn cảm thấy đau đớn.
  • Đi khập khiễng: Nếu khối u khiến xương bị gãy sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và đi lại khập khiễng, khó khăn. Đây thường là dấu hiệu của ung thư giai đoạn cuối.
  • Các triệu chứng khác hiếm gặp như: sốt, thường xuyên cảm thấy không khỏe, sút cân, thiếu máu…

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào kể trên, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.

5. Các phương pháp chẩn đoán:

Khi được nghi ngờ là mắc bệnh ung thư xương. Các bác sĩ sẽ tiến hành cá xét nghiệm để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn và kết luận. Các xét nghiệm được sử dụng có thể được kể đến như:

  • Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu phòng thí nghiệm có thể giúp tìm ra ung thư xương.
  • X-quang: Là một cách để chụp được hình ảnh của các cấu trúc xương bên trong cơ thể bằng một lượng nhỏ bức xạ.
  • Quét xương: Sử dụng một tracer phóng xạ để nhìn soi bên trong xương. Thông qua chất đánh dấu quét qua các khu vực của xương. Hình ảnh thu được cho thấy xương khoẻ mạnh có hình ảnh mờ hơn. Đồng thời cho thấy các khu vực xương bị tổn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể được sử dụng để đo kích thước của khối u.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): Quét PET thường được kết hợp với quét CT, được gọi là chụp PET-CT. Một lượng nhỏ chất đường phóng xạ được tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Tế bào ung thư tiêu hoá nhiêu năng lượng do đó hấp thụ đường mạnh nhất. Máy quét sẽ phát hiện chất này và tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.
  • Sinh thiết: Được sử dụng để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.

Sau khi quá chẩn đoán được thực hiện, bác sĩ sẽ xem xét tất cả các kết quả. Nếu chẩn đoán là ung thư, những kết quả này sẽ giúp bác sĩ xác định giai đoạn của bệnh.

6. Điều trị và phòng bệnh

6.1. Các loại phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng cho ung thư xương:

Các lựa chọn điều trị và khuyến nghị phụ thuộc vào một số yếu tố. Bao gồm: loại ung thư, giai đoạn và mức độ ung thư; tác dụng phụ có thể xảy ra; và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

  • Phẫu thuật:

Là loại bỏ khối u và một số mô khỏe mạnh xung quanh. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt được thực hiện cho bệnh nhân. Khối u và phần xương nơi có khối u sẽ được cắt bỏ. Bác sĩ sẽ thay thế xương đó từ một phần khác của cơ thể hoặc từ một ngân hàng xương.

  • Hoá trị, xạ trị:

Thường được sử dụng để làm giảm kích thước khối u. Ngoài ra nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

  • Liệu pháp nhắm mục tiêu:

Là một phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein cụ thể gây ung thư hoặc yếu tố ở mô gây ung thư. Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đồng thời hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh. Mặc dù vậy không phải ai cũng phù hợp để chỉ định liệu pháp này.

  • Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp sinh học):

Được sử dụng để tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này trong điều trị ung thư xương chưa được làm rõ.

Sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư khó tránh khỏi các tác dụng phụ. Dễ gặp như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, khiến người bệnh bị suy kiệt. Vì vậy, song song với quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời bổ sung thêm các loại thảo dược hợp lý để cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường thể trạng.

Điển hình trong tất cả các thảo dược giúp tăng cường miễn dịch phải kể đến nguồn dược liệu Hanabiratake quý hiếm từ Nhật Bản với hàm lượng cao beta glucan lên tới 43%. Beta glucan đã được chúng minh là một chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển cũng như sự di căn của khối u.

6.2. Beta glucan- dưỡng chất vàng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, tiêu diệt khối u:

Hanabiratake, là một nguồn dược liệu quý hiểm. Nó chỉ mọc ở những vùng núi cao nên rất khó tìm kiếm và khai thác.

Năm 2001 các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu thành công công nghệ lên men dược liệu quý hiếm và giá trị này.

Từ nguồn dược liệu hanabiratake quý hiếm được lên men lactic giàu Beta glucan, Tokyo Res 1000 đã ra đời giúp phòng chống ung thư và tăng cường sức đề kháng cho đối tượng bệnh nhân ung thư, đặc biệt sau các đợt hóa xạ trị để phòng ngừa ung thư tái phát và di căn.

6.3. Tokyo Res 1000 ra đời dựa trên các thành tựu nghiên cứu về hoạt chất sinh học EC-12 và các nguồn dược liệu quý hiếm

Hiện nay, Tokyo Res 1000 đã được nhập khẩu về Việt Nam và đã được bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

 

Nguồn tham khảo: https://www.cancer.net/cancer-types/bone-cancer